Diễn đàn thiết kế kho dữ liệu

Bệnh viêm loét dạ dày là gì? Các chế độ ăn uống phù hợp

Viêm loét dạ dày là chứng bệnh khá phổ biến hiện nay, có khoảng trên 60 % dân số đang mắc căn bệnh này. Bên cạnh liệu pháp trị liệu bằng thuốc thì chế độ ăn uống cũng đém vai trò quan trọng không kém trong việc điều trị bệnh. Trên cơ sở tư vấn của các chuyên gia, RALPHKIMBALL sẽ gửi đến bạn đọc lưu ý những món không nên ăn khi bị bệnh viêm loét dạ dày ngay say đây!

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

Có rất nhiều con đường dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nhất là do vi khuẩn Helicobacter pylori. 

  • Vi khuẩn Hp chiếm đến 50% trong tổng số nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày hiện nay. Vi khuẩn Hp kích thích dạ dày sản sinh quá nhiều dịch vị làm cho hoạt động co bóp của dạ dày trở nên rối loạn và gây ra các vấn đề xấu đến dạ dày.
  • Sử dụng thường xuyên các thuộc giảm đau và kháng viêm (sử dụng những loại thuốc này trong một thời gian dài sẽ gây tác dụng ức chế hoạt động của các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày làm đau, viêm loét dạ dày).
  • Thường xuyên căng thẳng, buồn bực, sợ hãi làm mất cân bằng chức năng của dạ dày do dịch phải tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương khiến thành viêm loét dạ dày.
  • Thói quen sinh hoạt ăn uống không khoa học như bỏ bữa, để bụng đói quá lâu, ăn quá no, vô tội vạ, không đúng giờ giấc,…
  • Sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu, bia,…làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn, dạ dày phải tiết nhiều dịch vị, hoạt động của dạ dày trở nên rối loạn.
  • Một số bệnh lý khiến dạ dày bị viêm loét như viêm ruột thừa, suy thận, thoái vị hoành, xơ gan,…
  • Di truyền: Nếu gia có người tiền sử bệnh về dạ dày hay những người có nhóm máu O thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn những người bình thường.
  • Nhiều nguyên nhân khác như hội chứng Zollinger-Ellison, thuốc lá, thuốc lào, ma túy,…
  • Tuy thực phẩm không phải là nguyên nhân cũng như không là yếu tố chính trong việc điều trị loét dạ dày, nhưng nhiều loại thực phẩm có thế tác động xấu, ngăn cản quá trình làm lành vết loét nhanh.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày

  • Đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị: Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày phổ biến đầu tiên là những cơn đau bụng âm ỉ xuất hiện dần ở vùng bụng trên (vùng thượng vị). Điều này làm cho khi axit dạ dày tiết ra nhiều quá mức sẽ khiến những cơn đau tồi tệ hơn, nhất là khi đói bụng. Cơn đau sẽ được thuyên giảm phần nào sau khi ăn và uống thuốc nhưng khả năng cao sẽ tái phát trở lại. Bên cạnh đó, vết loét dạ dày còn khiến những cơn nóng rát dạ dày vô cùng khó chịu với người bệnh.
  • Đầy hơi, khó tiêu: Tình trạng đầy hơi, khó tiêu, ợ chua cũng là một dấu hiệu phổ biến của viêm loét dạ dày. Lúc này dạ dày phải tiết nhiều axit làm cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu, đầy hơi và tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn kèm theo cảm giác ăn không ngon miệng.
  • Ợ chua, buồn nôn: Viêm loét dạ dày sẽ gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản hay trào ngược axit khiến người bệnh thường xuyên ợ chua và có cảm giác buồn nôn. 
  • Khó ngủ, ngủ không đủ giấc: Biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày không chỉ xuất hiện ở đường tiêu hóa mà còn xuất hiện ảnh hướng đến giấc ngủ của bệnh nhân. Tình trạng đầy bụng, đau bụng và đói bụng thường xuyên xuất hiện vào buổi đêm làm khó chịu người bệnh, ngủ không đủ giấc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Chảy máu dạ dày: Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị và chẩn đoán kịp thời có thể gây ra những lỗ thủng trên dạ dày và làm xuất hiện hiện tượng chảy máu dạ dày. Khi nào, người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như nôn ra máu, phân có màu sẫm, đau bụng dữ dội. Khi xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh cần có sự can thiệp y tế kịp thời tại bệnh viện.

Các dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày không nên ăn gì 

Các loại thực phẩm nên ăn

  • Mật ong: Mật ong là thực phẩm có đặc tính chống nhiễm trùng và ngăn các loại vi khuẩn này tấn công các vết thương hở, nhất là các loại tổn thương loét tiêu hóa. Bên cạnh đó mật ong cũng giúp ngăn bệnh viêm loét dạ dày phát triển và đóng vai trò tích cực trong việc điều trị bệnh.
  • Sữa chua và các sản phẩm sữa ít béo khác: Với các sản phẩm ít béo, đặc biệt là các loại sữa chua chứa nhiều hoạt chất probiotics và nhiều loại lợi khuẩn tác động tốt đến việc phòng và điều trị viêm loét dạ dày.
  • Cải bắp: Cải bắp là thực phẩm nên được sử dụng đối với người bị viêm loét dạ dày do có chứa nhiều S – methylmethionine. giúp cái thiện sức khỏe người bệnh.
  • Rau mầm: Rau mầm, nhất là mầm cải Brussels chứa nhiều các loại hợp chất có tác phòng và điều trị viêm loét dạ dày. Ngoài ra, rau mầm còn cung cấp lượng lớn chất xơ giúp điều tiết hệ tiêu hóa trong cơ thể.
  • Dầu thực vật: 2 loại dầu thực vật tốt đối với người bị bệnh viêm loét dạ dày là dầu oliu và dầu canola do co chứa chất béo lành mạnh.

Thực phẩm nên ăn để chống viêm loét dạ dày

Các loại thực phẩm không nên ăn

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên chăm sóc cho người cao tuổi bị viêm loét dạ dày cho biết thì để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn thì người bệnh cần tránh ăn những thực phẩm sau:

  • Sữa tươi: Một niềm tin sai lầm mà nhiều người tin là sữa tươi có thể làm liền nhanh các vết loét dạ dày. Các chuyên gia đã cảnh báo sữa không những không có tác dụng làm lành các vết loét dạ dày hay làm nhẹ đi các vết loét mà còn gây tác động xấu đến hệ thống ống tiêu hóa và khiến các vết loét trở nên trầm trọng hơn.
  • Rượu, bia và chất kích thích: Nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ cao nhiễm viêm loét dạ dày hoặc đã xuất hiện những vết loét thì tốt nhất nên tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn hoàn toàn. Trường hợp khách quan thì nên hạn chế vì theo nhiều báo cáo khoa học những loại đồ uống này gây kích thích và thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ống tiêu hóa làm cá vết loét trở nên trầm trọng hơn. Trường hợp nghiêm trọng phải đi cấp cứu gấp, các bạn liên hệ đến dịch vụ thuê xe cấp cứu để được hỗ trợ nhanh nhất.
  • Các loại thực phẩm giàu chất béo: Các loại đồ ăn này giàu chất béo khiến thời gian tiêu hóa lâu hơn, dẫn tới tình trạng thường xuyên đau và chướng bụng, càng tệ hơn khi xảy ra đối với người bị viêm loét dạ dày. 
  • Đồ ăn cay nóng: Sử dụng những loại đồ ăn cay nóng trong một thời gian dày là một trong những thủ phạm gây bệnh viêm loét dạ dày, thực tế đồ ăn cay nóng làm nhiều bệnh có các triệu chứng của bệnh tệ hơn những bệnh nhân khác.
  • Các loại trái thuộc chi cam chanh: Nhiều loại trái thuộc chi cam chanh có chứa nhiều axit tự nhiên, gây kích thích các vết loét. Dù vậy không có nhiều cơ sở khoa học cho vấn đề này. Tùy theo cơ địa của mỗi người trước mỗi loại thực phẩm là khác nhau.
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều axit: Những loại thực phẩm chứa nhiều axit như cam, bưởi, quýt,… cũng như các thực phẩm ăn lên men khác như dưa muối, cà muối do có chứa nhiều axit làm mòn thành ruột, dạ dày.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu, đồ ăn chiên, rán, xào do chúng làm dạ dày phải làm việc lâu hơn để tiêu hóa các chất béo đó.
  • Thực phẩm mang đặc tính cay nóng như tiêu, ớt,… khi tiếp xúc trực tiếp vào dạ dày sẽ làm cho dạ dày tiết nhiều axit, tác động vào vết viêm.

Thực phẩm không nên ăn để hạn chế viêm loét dạ dày

Lưu ý chế độ ăn uống phù hợp khi bị viêm loét dạ dày

Những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thì có thói quen ăn uống, nghỉ ngơi một cách khoa học để bệnh tình thuyên giảm như: Nên ăn thành nhiều bữa, ăn sáng đầy đủ, sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, thực phẩm, hấp, luộc, ăn chậm rãi, nhai kỹ, không thức khuya,…

Trên đây là những lưu ý của chúng tôi về những thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho nhiều người bệnh có thể nhiều thông tin hữu ích trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Nếu có những biểu hiện nghiêm trọng do viêm loét dạ dày gây ra, hãy liên hệ với Công ty Cấp Cứu Vàng – Dịch vụ cho thuê xe cứu thương – Cho thuê máy thở uy tín chất lượng tại TPHCM.