Diễn đàn thiết kế kho dữ liệu

Khàn tiếng kéo dài: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Tình trạng khàn tiếng, giọng nói biến đổi gây cảm giác khó chịu diễn ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Để lâu ngày sẽ trở thành khàn tiếng kéo dài dẫn đến nhiều hệ lụy như viêm thanh quản, tổn thương thanh quản hay ung thư thanh quản. Lúc này việc chữa trị sẽ dần trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ các nguyên nhân để tìm cách điều trị triệt để. Từ đó tăng hiệu quả, giảm thiểu khàn tiếng tối đa. Vậy khàn tiếng kéo dài là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị khàn tiếng như thế nào? Hãy cùng RALPHKIMBALL tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Thếnào là khàn tiếng kéo dài?

Khàn tiếng là một dấu hiệu bệnh thường gặp liên quan đến thanh quản. Người bệnh sẽ gặp trường hợp nói chuyện khó khăn, âm thanh không còn được trong trẻo. Đồng thời đi cùng là tình trạng cổ họng bị đau rát, khó giao tiếp hay nói chuyện. Khi đó sinh hoạt thường ngày sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, khiến mọi hoạt động giao tiếp khó khăn.

Thông thường các dấu hiệu của khàn tiếng chỉ diễn ra 2-3 ngày, nhiều nhất là 1 tuần sẽ chấm dứt. Tuy nhiên nếu bạn bị đau rát họng khiến giọng khàn lâu ngày không khỏi, thời gian lên đến 2 tuần thì đây là tình trạng khàn tiếng kéo dài. Khả năng cao là bạn đang bị tổn thương thanh quản, ung thư vòm họng,… Đặc biệt không nên tự ý sử dụng bài thuốc dân gian mà cần đến bác sĩ chuyên khoa.

tìm hiểu về khàn tiếng kéo dài

Những đối tượng thường xuyên bị khàn tiếng

Theo thống kê của Y khoa, Việt Nam có đến ⅓ dân số mắc khàn tiếng kéo dài ít nhất là 1 lần trong đời. Triệu chứng này diễn ra ở mọi người, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Một số trường hợp đặc biệt thường có khả năng mắc bệnh khàn tiếng nhiều hơn như:

  • Những người làm việc bằng giọng nói thường xuyên. Có thể kể đến như ca sĩ, tổng đài viên, nhân viên lễ tân,…
  • Người thực hiện giọng nói to, la hét quá nhiều như cổ động viên,…
  • Sử dụng nhiều chất có cồn, đồ lạnh hay đồ ăn quá nóng.
  • Những người bị các bệnh nền liên quan đến thanh quản.

Các đối tượng khàn tiếng kéo dài

Nguyên do dẫn đến khàn tiếng kéo dài

Trước khi đi vào cách chữa trị, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến khàn tiếng kéo dài. Từ đây mới có thể đưa ra các cách chữa trị hiệu quả và nhanh chóng nhất có thể. Đồng thời giải quyết tình trạng giao tiếp thường ngày khó khăn.

Sử dụng giọng nói để làm việc nhiều

Đối tượng đang làm việc chủ yếu qua giọng nói sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến vòm họng. Trường hợp gặp nhiều nhất là khàn tiếng, không trị dứt điểm sẽ dẫn đến tình trạng ung thư thanh quản. Đồng thời, người làm việc nhiều bằng giọng nói có nguy cơ bị tắt tiếng, mất giọng nhiều hơn. Vậy nên những ngành nghề như: lồng tiếng, giáo viên, MC, ca sĩ, huấn luyện viên, cổ động viên,…cần chú ý tìm cách chữa trị.

Tác động mạnh đến vùng thanh quản

Một số tác động mạnh đến vòm họng, vùng thanh quản sẽ khiến bạn gặp tình trạng khàn tiếng kéo dài. Cụ thể như hò hét, la hét, cổ vũ, nói lớn tiếng trong thời gian dài,…đều là những tác động không tốt. Như vậy vùng thanh quản sẽ bị tổn thương dẫn đến việc người bệnh nói chuyện khó khăn, âm thanh phát ra khàn đặc,…

Thời tiết thay đổi, xuất hiện bệnh cảm

Vào những ngày thời tiết trở lạnh, mưa hay nóng bức sẽ khiến mọi người gặp tình trạng cảm, sốt. Nếu đi cùng là các triệu chứng đau họng thì việc bị khàn tiếng rất dễ xảy ra. Tùy vào cơ địa mỗi người mà tình trạng khàn tiếng kết thúc sớm hay muộn. Thông thường bệnh cảm sẽ kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Do vậy, vào thời điểm giao mùa hay biến đổi thời tiết, bạn cần chú ý bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.

Biến chứng của các bệnh lý liên quan bên trong cơ thể

Ngoài các tác động từ bên ngoài, bệnh khàn tiếng còn xuất phát từ bệnh lý trong cơ thể. Đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thì có nguy cơ mắc khàn tiếng kéo dài nhiều hơn. Theo đó, các dịch axit trong dạ dày sẽ trào ngược tác động đến vùng thanh quản. Như vậy lâu dần khiến vòm họng bị tổn thương dẫn đến việc nói chuyện bị khó khăn, khàn tiếng và đau rát họng.

Một số các bệnh lý như ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, đau họng, tổn thương vòm họng kéo dài cũng khiến bạn bị khàn tiếng. Đồng thời nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ mãn tính nghiêm trọng và lâu dần trở nên nặng hơn. Trong trường hợp ung thư thanh quản nặng, có thể gây ra chèn ép, khó thở. Trong trường hợp đó bạn có thể tham khảo dịch vụ Cho thuê máy thở Oxy tại nhà. Đồng thời, bạn cần tìm kiếm các phương pháp chữa trị tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa.

các nguyên nhân làm khàn tiếng kéo dài

Một số cách chữa khàn tiếng kéo dài hiệu quả

Tùy vào từng nguyên nhân mà cách chữa trị khàn tiếng kéo dài sẽ có phần khác nhau. Nếu trường hợp bạn gặp không quá nặng có thể tự chữa tại nhà bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên nếu gặp tình trạng bệnh lâu năm, đau đớn vùng thanh quản thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa.

Cách chữa khàn tiếng do công việc

Đối với công việc cần phải sử dụng giọng nói nhiều bạn cần chú ý đến thói quen hằng ngày. Người bệnh không nên dùng các đồ ăn quá nóng hay đồ uống lạnh để tránh gây tổn thương vòm họng. Thay vào đó, hãy uống nước ấm trước khi làm việc. Duy trì thêm cách giữ giọng sau khi công việc kết thúc. Bên cạnh đó, người bệnh cần nghỉ ngơi sau công việc, không nên nói chuyện với âm thanh quá lớn.

Cách chữa khàn tiếng do thời tiết

Những yếu tố tác động từ thời tiết xấu, mưa hay lạnh đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt khi bạn đã mắc chứng cảm, sốt, đau họng thì bị khàn tiếng kéo dài rất dễ xảy ra. Vậy nên, người bệnh cần giữ ấm để phòng chống bệnh. Bên cạnh đó, không nên dùng đồ uống quá lạnh hay quá nóng. Ngoài ra bạn nên uống các loại thuốc dành cho cảm sốt theo toa của bác sĩ. Sau khi khỏi bệnh cũng sẽ giúp tình trạng khàn tiếng suy giảm.

Cách chữa khàn tiếng do các bệnh lý

Đối với các bệnh lý ảnh hưởng đến thanh quản như u nang và polyp, tổn thương thanh quản, ung thư thanh quản,…người bệnh cần đến bệnh viện. Tại chuyên khoa tai mũi họng sẽ có những cách chữa trị an toàn, hiệu quả cho việc chữa trị khàn tiếng kéo dài. Một số phương pháp như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật,…được áp dụng tùy vào tình trạng bệnh. Để có thể di chuyển đến bệnh viện một cách nhanh nhất, bạn có thể tham khảo dịch vụ Cho thuê xe cấp cứu quận 5 và các quận lân cận tại TPHCM của Cấp Cứu Vàng.

Cách chữa khàn tiếng do hò hét nhiều

Người bệnh sau khi la hét, dùng âm thanh quá to thường có biểu hiện đau rát họng và khàn tiếng kéo dài. Như vậy, bạn cần hạn chế nói chuyện nhiều hay nói to để phục hồi giọng nói. Đồng thời người bệnh cần kết hợp thêm các loại đồ ấm tốt cho thanh quản như: trà mật ong, trà hoa cúc, trà gừng, chanh đào ấm, trà tắc,…Đây đều là những loại đồ uống tốt cho thanh quản, hạn chế được tình trạng tổn thương vòm họng.

Cách chữa bệnh khàn tiếng kéo dài

Cách phòng tránh tình trạng khàn tiếng kéo dài

Đối với các trường hợp bị khàn tiếng hay tổn thương vòm họng, bạn có thể tự phòng tránh. Theo đó những cách phòng tránh cơ bản sẽ giúp mọi người bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Một số cách thực hiện như:

  • Đối với thời tiết: bạn cần giữ ấm vùng cổ, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh. Cần dùng đồ uống ấm, không nên ăn đồ quá lạnh để hạn chế bị viêm họng.
  • Thay đổi thói quen: hạn chế các thói quen như dùng đồ uống có cồn, hút thuốc lá (kể cả thuốc lá điện tử). Điều này giúp bạn có lối sống lành mạnh và ngăn chặn tình trạng khàn tiếng kéo dài do tổn thương đường hô hấp, vòm họng.
  • Thăm khám thường xuyên: thói quen khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện ra bệnh. Từ đó kịp thời chữa trị các tình trạng như ung thư tuyến giáp, vòm họng, tổn thương thanh quản,…

Trên đây là các thông tin cần thiết về nguyên nhân và chữa trị khàn tiếng kéo dài hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm kiến thức để duy trì sức khỏe ổn định. Đồng thời hạn chế tối đa các vấn đề liên quan đến tổn thương thanh quản, khàn tiếng lâu ngày không khỏi,…Từ đó mang đến sức khỏe dồi dào cho bản thân và gia đình.