Diễn đàn thiết kế kho dữ liệu

Vật liệu Epoxy là gì? Ứng dụng của epoxy cho sàn nhà xưởng

Epoxy là một trong những giải pháp tối ưu cho sàn nhà xưởng. Chất liệu này giúp bảo vệ bề mặt sàn bê tông, tăng cứng, chịu được tải trọng cao khi sử dụng, không bám dính bụi, dễ dàng vệ sinh sau thời gian dài sử dụng. Đây là một sản phẩm có tính năng giúp mang lại hiệu quả bền vững, giá thành hợp lý cho người dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vật liệu epoxy trong bài viết này.

Epoxy là gì?

Vật liệu Epoxy hay còn được biết đến với tên gọi là Polyepoxide là một hợp chất hữu cơ gốc nhựa Composite. Đây là một dạng Polymer nhiệt rắn được tạo thành bởi phản ứng giữa nhựa Epoxide và chất làm cứng Polyamine. Các chuỗi Cacbon sẽ liên kết với các nguyên tố khác như Hydro, Oxy hoặc Nitơ thông qua liên kết cộng hóa trị. Epoxy có tính chất cơ lý khá đặc biệt, giúp chúng có khả năng bám dính cao trên các bề mặt không đồng nhất.

Epoxy được sử dụng rất phổ biến trong đời sống và công nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau. Dùng được trên tất cả các vật liệu dẻo có sợi tăng cường và những chất kết dính. Trên thị trường hiện nay, không quá khó để chúng ta có thể tìm mua được các sản phẩm từ Epoxy.

Vật liệu Epoxy có nhiều ưu điểm nổi bật như khối lượng riêng nhỏ, cho phép uốn, kéo dễ dàng. Gia công và chế tạo Epoxy khá đơn giản, dễ tạo hình, tạo màu, thay đổi và sửa chữa. Chi phí đầu tư trang thiết bị sản xuất và chi phí bảo dưỡng Epoxy thấp, tuổi thọ sử dụng khá cao.

Bên cạnh đó, vật liệu Epoxy cũng có một số điểm hạn chế như giá thành nguyên liệu thô tương đối cao, tốn nhiều thời gian để gia công. Chất lượng của vật liệu còn phụ thuộc nhiều vào trình độ sản xuất của công nhân. Ngoài ra, vật liệu Epoxy còn khó tái chế hoặc tái sử dụng khi hư hỏng.

Tìm hiểu tổng quan về vật liệu epoxy
Tổng quan về epoxy

Cấu tạo và đặt tính của Epoxy

Vật liệu Epoxy ở dạng nguyên có cấu trúc phân tử mạch ngắn như cao su. Vì thế chúng không có khả năng liên kết chặt chẽ. Tuy nhiên, nếu kết hợp với chất đóng rắn thì sẽ tạo ra được vật liệu có tính liên kết bền vững cao ở cấp độ phân tử. Chất đóng rắn giúp kết nối các phân tử Epoxy nguyên sinh thành chuỗi lưới dài.

Vật liệu Epoxy được biết đến với tính bám dính tốt, tính co gót thấp. Điều này giúp cho Epoxy trở thành loại vật liệu tuyệt vời khi kết hợp cùng với nhiều loại bề mặt khác nhau như gỗ, kim loại, nhựa, bê tông,…Vật liệu Epoxy có tính chất cách điện và không phát thải VOC trong quá trình sử dụng. Nhờ vào cấu tạo đặc thù giúp cho hợp chất không bị phân hủy bởi môi trường. Đồng thời, Epoxy có khả năng chịu được tác động nhiệt, chịu nước, cho cao hơn so với một số loại vật liệu khác.

Cấu tạo thành phần của vật liệu epoxy
Cấu tạo vật liệu epoxy

Phân loại vật liệu Epoxy

Dựa vào tính chất, chúng ta có thể phân chia vật liệu Epoxy thành ba loại chính. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và tính ứng dụng riêng như sau:

  • Bisphenol A: Dù được biết từ những năm 1890, nhưng mãi cho đến năm 1950 các nhà hóa học mới nhận ra rằng trộn Bisphenol A cùng với một số thành phần khác để tăng độ chắc chắn và dẻo dai. Bisphenol A được sử dụng để tạo ra nhựa Epoxy, dùng trong sản xuất các sản phẩm thương mại như đồ dụng nhựa đựng thực phẩm, các vật dụng các nhân.
  • Bisphenol F: Chúng có khả năng kháng hóa chất dung môi hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất. Loại này có tính chất ít nhớt hơn và có giá thành cao hơn so với Epoxy Bisphenol A.
  • Novolac: Chúng có nhiều nhóm phản ứng trong phân nhóm tổng thể và có liên kết chéo cao hơn so với Bisphenol A và Bisphenol F. Epoxy Novolac còn có nhiệt độ đóng rắn cao hơn và độ nhớt cao hơn. Vì thế được Novolac thường được đánh giá cao hơn so với các loại Epoxy khác.
Các loại vật liệu epoxy phổ biến
Phân loại vật liệu epoxy

Ứng dụng của vật liệu Epoxy cho nhà xưởng

Vật liệu Epoxy đóng vai trò rất quan trọng trong các công trình xây dựng nhà xưởng. Được các công ty xây dựng nhà xưởng quan tâm, lựa chọn sử dụng cho công trình xây dựng của mình. Vật liệu epoxy trở thành một trong những vật liệu không thể thiểu để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống. Đóng vai trò là một lớp màng cơ lý, bảo vệ hiệu quả mọi loại bề mặt vật liệu. Trong đó, Epoxy được ứng dụng nhiều nhất thông qua hai dạng thức là keo Epoxy và Sơn Epoxy.

Keo Epoxy

Keo Epoxy là ứng dụng đáng chú ý của vật liệu Epoxy, đây là loại keo được hình thành bởi phản ứng Polyme hóa giữa hai thành phần chính của nó bao gồm: nhựa Resin và chất làm cứng Hardener. Nhựa Resin khi được pha trộn với chất xúc tác phù hợp thì quá trình khô được bắt đầu. Các dải phân tử sẽ xảy ra phản ứng hóa học một cách chủ động, hình thành nên các liên kết, tác động đến độ bền chắc cũng như khả năng kết dính của keo Epoxy. Giúp chúng có khả năng chống thấm và độ bền cao.

Keo Epoxy được ứng dụng để dính các vật liệu bằng thủy tinh, gỗ, cao su, gạch, đá hoa cương, kính, đồ gốm, sứ, cố định các máy móc vào sàn bê tông,…Dùng làm keo dán đá tự nhiên và nhân tạo. Ngoài ra, keo Epoxy còn được dùng để chống thấm, chống dột trên mái nhà.

Khi sử dụng keo Epoxy để có thể đạt được hiệu quả bám dính tốt nhất. Chúng ta cần phải đảm bảo bề mặt của vật liệu được vệ sinh sạch sẽ, không bám bụi và hoàn toàn khô ráo. Tránh các thao tác mạnh khi sử dụng keo Epoxy để hạn chế hình thành các bọt khí. Tùy vào loại keo sử dụng mà cần giữ yên từ 1 giờ đến 12 giờ. Để rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể tăng tỉ lệ chất làm cứng trong keo. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì sẽ khiến keo dễ vỡ và giảm độ bền.

Ứng dụng keo epoxy của vật liệu epoxy
Keo epoxy

Sơn Epoxy

Ứng dụng phổ biến tiếp theo của vật liệu Epoxy đó là Sơn Epoxy, sản phẩm được tạo ra từ hai thành phần khác nhau. Đó là phần sơn và phần chất đóng rắn. Phần sơn chứa các hạt nhựa màu, giúp tạo tính thẩm mỹ, che khuyết điểm, làm bóng và sáng cho nền bê tông sau khi thi công sơn Epoxy. Phần chất đóng rắn giúp nâng cao khả năng chống chịu những lực tác động từ bên ngoài.

Trên thị trường hiện nay, chúng ta có thể tìm thấy nhiều loại sơn khác nhau như:

  • Sơn Epoxy gốc nước: loại sơn Epoxy gồm có hai thành phần, sử dụng nước làm dung môi. Chuyên được dùng để sơn phủ trực tiếp lên các loại bề mặt như bê tông, kim loại, hợp kim. Có tác dụng bảo vệ và tăng cường các tính năng tốt cho bề mặt.
  • Sơn Epoxy gốc dầu:  hệ sơn Epoxy với 2 thành phần,  được hình thành bởi hệ gốc dầu nên trong quá trình sử dụng cần phải có dung môi để pha sơn. Tỷ lệ pha sơn Epoxy sẽ từ 5% đến 10% tùy thuộc vào đặc điểm từng hệ sơn.
  • Sơn Epoxy tự san phẳng: loại sơn hoạt động dựa vào nguyên lý tự cân bằng dòng và hoàn toàn không cần đến sự hỗ trợ của dung môi bay hơi. Sơn Epoxy tự san phẳng được sử dụng nhiều cho các nhà xưởng,  sản xuất, phòng sạch công nghiệp, showroom, gara ô tô…
  • Sơn Epoxy chống tĩnh điện: loại sơn Epoxy có điện trở cao kết hợp với than hoạt tính và hệ thống dây dẫn đồng nối đất. Chúng có khả năng kiểm soát hiện tượng tĩnh điện và chống phát sinh tia lửa điện. Sơn Epoxy chống tĩnh điện là dòng sản phẩm sơn Epoxy cao cấp, đạt tiêu chuẩn ESD, JIS.
  • Sơn Epoxy kháng hóa chất, chống chịu axit: loại sơn có khả năng chống ăn mòn trong các môi trường axit, kiềm, hoá chất. Chúng thường được sử dụng để thi công các khu vực sàn nhà xưởng thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất ăn mòn.
Các ứng dụng của vật liệu epoxy trong công trình
Ứng dụng của vật liệu epoxy

Sơn Epoxy được xem là vật liệu tối ưu cho sàn nhà xưởng. Sau khi sơn Epoxy đóng rắn, bề mặt sàn bê tông sẽ được gia cố và có được một lớp phủ bóng, giúp tăng độ bền, bảo vệ tốt sàn nhà xưởng, nhà tiền chế kết cấu thép. Đồng thời sử dụng sơn Epoxy còn giúp cho việc lau chùi sàn nhà được thực hiện một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, sơn Epoxy còn được ứng dụng phổ biến vào công nghiệp đóng thuyền, bảo quản axit,…

Vật liệu Epoxy ứng dụng nhiều trong xây dựng nhà xưởng trong công trình của doanh nghiệp. Để thiết kế và xây dựng nhà xưởng chuẩn và sử dụng vật liệu Epoxy cho công trình nhà xưởng, khách hàng liên hệ đến Công ty Nam Trung để được tư vấn chi tiết.

Vật liệu Epoxy là vật liệu vô cùng hữu ích cho sản xuất và đời sống hiện đại. Qua bài viết này, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về tính chất và đặc điểm của Epoxy, giúp bạn có thêm thông tin chi tiết để đưa ra lựa chọn và sử dụng hiệu quả các sản phẩm từ Epoxy trong công trình của mình