Bong gân là một dạng chấn thương khá thường gặp trong đời sống, nó có thể xảy ra khi bạn vận động quá mạnh hoặc sai cách trong các hoạt động thường ngày. Nó có thể ảnh hưởng tới các bộ phận cơ thể như mắt cá, cổ chân, tay… Vậy bạn đã biết bong gân là gì? Những nguyên nhân và cách điều trị khi xảy ra trường hợp này hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng Ralph Kimball tìm hiểu chi tiết các vấn đề xoay quanh chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Bong gân là gì?
Bong gân là tình trạng dây chằng (dải mô cấu trúc nối giữa 2 xương với nhau) bị kéo căng quá mức hoặc bị rách. Điều này gây ra bị đau hoặc giảm khả năng vận động của khớp. Trường hợp bong gân hay xảy ra phổ biến nhất ở vị trí mắt cá chân, cổ chân, cổ tay, đầu gối…
Bên cạnh tình trạng bong gân, cũng có một tình trạng tương tự đó là căng cơ. Tuy nhiên 2 tình trạng này cũng có điểm khác biệt đó là bong gân thì làm tổn thương dải mô liên kết giữa hai xương với nhau.
Còn đối với căng cơ thì nó liên quan đến chấn thương cơ hoặc dải mô liên kết cơ với xương. Mọi người thường hay nhầm lẫn 2 khái niệm này với nhau, nhưng nhìn chung thì nó cũng để mô tả tình trạng căng hoặc rách cơ xung quanh khớp.
Dấu hiệu nhận biết bị bong gân là gì?
Tình trạng bị bong gân khá phổ biến và nó thường xảy ra đột ngột xung quanh vị trí khớp. Để nhận biết nhanh chóng tình trạng bị bong gân và phân biệt được mức độ nhẹ hay nghiêm trọng, mời các bạn cùng tham khảo các dấu hiệu cơ bản nhận biết sau:
- Vị trí bị bong gân sẽ bị đau.
- Vị trí chấn thương bị sưng và bầm tím.
- Khi khớp bị chấn thương sẽ bị ảnh hưởng, không có khả năng chịu trọng lượng và hạn chế khả năng di chuyển.
- Khi xảy ra chấn thương này thường sẽ phát ra tiếng “Bốp”.
Tình trạng bong gân có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là bị gãy xương. Khi bạn nhận thấy các triệu chứng sau đây thì cần liên hệ và tới gặp ngay các bác sĩ để được can thiệp, chữa trị kịp thời, cụ thể:
- Nếu bạn xuất hiện tình trạng đau thấu vào tận trong xương, không chỉ đau phần mô mềm bên ngoài.
- Nếu bạn không thể đứng vững hay di chuyển được.
- Vị trí bị tổn thương cảm giác bị tê cứng…
Nguyên nhân gây ra bong gân là gì?
Bất cứ ai cũng có thể bị bong gân mà nguyên nhân phổ biến nhất xảy ra tình trạng này đó chính là bị chấn thương khớp hay do bị té ngã. Khi bị chấn thương như vậy sẽ khiến cho khớp vị lệch ra khỏi phạm vi hoạt động bình thường và gây ra kéo giãn hoặc rách dây chằng hay gọi là bong gân. Trường hợp bị bong gân phổ biến nhất thường xảy ra ở các tình huống sau:
- Chấn thương do chơi thể thao (đá bóng, chơi tennis, cầu lông, bóng rổ…)
- Xoay hoặc uốn người một cách đột ngột
- Ngã té mà tiếp đất bằng bàn tay hoặc cổ tay
- Đi hoặc chạy trên con đường gồ ghề bị trẹo chân
- Bị bong gân khi bị trơn trượt hay thực hiện động tác nhảy từ trên cao xuống
- Mang vác đồ đạc quá sức và sai tư thế
- Thực hiện lặp đi lặp lại, kéo dài một thao tác trong quá trình làm việc …
Phân loại mức độ bị bong gân, các loại bong gân thường gặp
Tình trạng bị bong gân được phân thành 3 cấp độ từ nhẹ đến nặng cùng những triệu chứng cơ bản nhất. Các bạn có thể tham khảo và phán đoán khi gặp trường hợp bị bong gân để đưa ra phương hướng giải quyết hiệu quả nhất.
- Bong gân mức độ I: Ở mức độ này thường sẽ xuất hiện triệu chứng đau và sưng nhẹ tại khớp. Bạn vẫn có thể đứng vững và vận động khớp nhẹ nhàng.
- Bong gân mức độ II: Mức độ này sẽ bị bầm tím, sưng và đau vừa phải ở vị trí bong gân. Tuy nhiên nếu vận động khớp có thể sẽ mất thăng bằng và không đứng vững.
- Bong gân mức độ III: Đây là mức độ cao và nguy hiểm nhất, sẽ xuất hiện tình trạng đau, sưng mức độ nặng và vết bầm tím lan rộng. Đồng thời dây chằng bị rách hoặc đứt hoàn toàn, khớp sẽ bị không còn vững. Nếu gặp trường hợp này, bệnh nhân không thể di chuyển thì cần nhanh chóng thuê xe cứu thương đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất.
Theo các bác sĩ tại Cấp Cứu Vàng thì tình trạng bong gân khá phổ biến hiện nay và thường sẽ xảy ra ở các vị trí sau đây:
- Bong gân ở khớp cổ chân: Loại chấn thương này là phổ biến nhất. Trường hợp này thường gặp khi bạn bị té ngã, trẹo chân, tiếp đất sai tư thế và kiểu bị vẹo trong. Phần mắt cá là vị trí dễ bị tổn thương nhất (chiếm tới 85%) bao gồm dây chằng sên mác sau, dây chằng mác gót và dây chằng sên mác trước.
- Bong gân ở khớp cổ tay: Tình trạng này xảy ra khi cổ tay bị duỗi quá mức hoặc bị xoay một lực mạnh. Bạn cần lưu ý và theo dõi bị gãy xương mà không phát hiện, điều trị kịp thời; điều này có thể gây ra biến chứng tạo thành khớp giả, đau mãn tính, cứng khớp và thúc đẩy viêm khớp.
- Bong gân ở vị trí các ngón tay: Trường hợp này thường xảy ra do tác động ngoại lực mạnh khiến cho ngón tay bị lệch, căng quá mức và làm căng/ rách dây chằng.
- Bong gân tại vị trí gối: Hệ dây chằng ở vùng đầu gối rất phong phú. Quan trọng nhất ở vùng gối là dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài, phần dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau…
Cách chẩn đoán và điều trị khi bị bong gân
Để chẩn đoán xem bị bong gân ở mức độ nào thì bác sĩ thường áp dụng các kỹ thuật thăm khám để xác định được từng khớp bị tổn thương.
Họ có thể tiến hành test ngăn kéo trước, test vẹo ngoài khớp, test vẹo trong, Lachman test… Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để có thể loại bỏ nguyên nhân gãy xương hay các vấn đề liên quan tới xương.
Ngoài ra, nếu bị tổn thương nặng mà không vẫn chưa xác định được nguyên do bằng X-quang thì bác sĩ có thể chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI hoặc cắt lớp CT. Việc chụp MRI và CT có thể giúp bác sĩ nhìn chi tiết về xương và khớp và đưa ra kết luận.
Nếu bạn bị bong gân ở mức độ nhẹ thì có thể tham khảo các cách điều trị ban đầu bằng các cách sau:
- Nghỉ ngơi: Khi bị bong gân nhẹ, bạn cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh và vẫn có thể di chuyển nhẹ nhàng để không gây đau, sưng hay khó chịu.
- Chườm đá: Nếu bạn vừa bị bong gân thì hãy tiến hành chườm đá ngay tại vị trí bị tổn thương để hạn chế bị sưng tấy trước khi đến thăm khám tại cơ sở y tế. Nên chườm đá lạnh từ 15-20 phút/ lần, cứ mỗi 2-3 giờ thì lặp lại và thực hiện trong vòng vài ngày đầu gặp chấn thương.
- Băng gạc: Bạn có thể sử dụng băng thun để băng lại vị trí bị tổn thương để hạn chế đau, sưng cho tới khi hết sưng. Bạn băng vừa phải, không nên quá chặt để máu được lưu thông.
- Kê cao: Bạn nên kê cao bị trí bị chấn thương trên mức tim, đặc biệt là vào ban đêm để giúp giảm sưng tấy, bớt đau.
Các cách để phòng ngừa bị bong gân là gì?
Để phòng ngừa các triệu chứng bong gân, bạn có thể tham khảo các cách phòng ngừa sau:
- Ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp, khoa học kết hợp tập luyện các bài tập thể dục kéo dãn hàng ngày để duy trì thể trạng hợp lý và cơ, xương, khớp được khỏe mạnh.
- Tránh vận động mạnh khi cơ thể đang uể oải, mệt mỏi.
- Sử dụng các loại giày dép vừa chân, thoải mái để bảo vệ khớp gối, mắt cá chân khỏi bị các chấn thương.
- Vận động, di chuyển cẩn thận tránh bị té ngã.
- Trước khi luyện tập thể thao cần khởi động đúng cách để tránh làm tổn thương các mô liên kết.
- Không nên đứng, ngồi quá lâu một vị trí hay thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại để tránh cơ bắp bị căng quá mức…
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các vấn đề liên quan tới tình trạng bong gân. Hy vọng rằng với các thông tin trên sẽ thực sự hữu ích giúp bạn hiểu hơn về bong gân là gì cũng như cách điều trị, phòng tránh để giảm nguy cơ bị bong gân và giữ cho bản thân một sức khỏe tốt nhất.