Diễn đàn thiết kế kho dữ liệu

Sự khác biệt giữa Data Warehouse và Database

Dữ liệu là tài sản của doanh nghiệp, là yếu tố vô cùng quan trọng được sử dụng để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác, cải thiện các chiến dịch quảng bá, marketing, tối ưu hóa chi phí và tăng doanh thu. Giả sử doanh nghiệp có một khối lượng thông tin giao dịch khổng lồ, thì việc cần thiết là phải tiến hành nhập vào, lưu trữ, xử lý, phân tích và đưa ra báo cáo tinh gọn nhất. Từ đó hai khái niệm cơ sở dữ liệu (database) và kho dữ liệu (data warehouse) ra đời, nhưng vẫn khiến nhiều người nhầm lẫn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem chúng khác nhau ở những điểm nào nhé!

Khái niệm cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu (Database) là tập hợp các dữ liệu có cấu trúc, có tổ chức và mối liên quan với nhau, thường được lưu trữ và truy cập điện tử từ hệ th. ống máy tính, được nhiều người sử dụng và được tổ chức theo một mô hình. Trong ví dụ thực tế xung quanh, cơ sở dữ liệu có thể là bất cứ gì, ví dụ hư viện Itunes trên Iphone của bạn là một cơ sở dữ liệu. Một cuốn danh bạ địa chỉ cũng là một cơ sở dữ liệu, ổ dĩa cứng trên máy tính của bạn cũng được xme là một cơ sở dữ liệu.

Khái niệm cơ sở dữ liệu
Khái niệm cơ sở dữ liệu

Giao dịch cơ sở dữ liệu là là đơn vị tương tác của một hệ quản lý cơ sở dữ liệu hoặc các hệ tương tự, là những công việc, hoạt động dựa trên cơ sở dữ liệu được xử lý một cách chắc chắn và nhất quán mà không phụ thuộc vào các giao dịch khác. Một hệ cơ sở dữ liệu lý tưởng phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Tính nguyên tố (Atomicity): đảm bảo sự tách biệt trong các thao tác. Ví dụ khi bạn chuyển tiền dù không thành công thì tiền vẫn hoàn trả về tài khoản của bạn chứ không mất đi
  • Tính nhất quán (Consistency): khi thực hiện giao dịch cơ sở dữ liệu sẽ chuyển sang trạng thái mới, khi giao dịch không thành công sẽ trở về trạng thái như ban đầu
  • Tính độc lập (Isolation): giao dịch đang thực thi và chưa được xác nhận phải bảo đảm tách biệt khỏi các giao dịch khác. Ví dụ khi bạn chuyển tiền mà chưa xác nhận OTP, giao dịch chuyển tiền không được thực hiện
  • Tính bền vững (Durability): dữ liệu sẽ luôn được back-up, đảm bảo không bị mất khi phát sinh sự cố

Khái niệm kho dữ liệu

Kho dữ liệu (Data warehouse) theo khái niệm truyền thống thì đây là nơi lưu trữ dữ liệu bằng thiết bị điện tử của một tổ chức, doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ việc phân tích dữ liệu và lập báo cáo. Theo thời gian, khái niệm kho dữ liệu được phát triển rộng hơn, nó mô tả tập hợp các công nghệ, phương pháp, kỹ thuật có thể kết hợp với nhau thực hiện các chức năng tích hợp, lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin cho người sử dụng. Kho dữ liệu thường có dung lượng lên đến hàng trăm GB thậm chí tính bằng đơn vị TB.

Kho dư liệu
Khái niệm kho dữ liệu

Nhìn chung để đảm bảo được chức năng hỗ trợ cho việc xử lí, hỗ trợ đưa ra các quyết định của người dùng, kho dữ liệu phải thỏa mãn các tiêu chí sau:

  • Tính hướng theo chủ đề (Subject orientation): mỗi kho dữ liệu sẽ được sắp xếp theo một chủ đề riêng biệt của doanh nghiệp, ví dụ kho dữ liệu bán hàng, kho dữ liệu nhân sự…
  • Tính tích hợp (Integration): vì dữ liệu trong kho dữ liệu được tổng hợp từ vô số nguồn khác nhau, nên kho dữ liệu sẽ tích hợp và được chuyển đổi về một định dạng nhằm tạo nên một sự nhất quán trong việc hiển thị nội dung
  • Tính biến đổi thời gian (Time-variant): nếu cơ sở dữ liệu chỉ có tác dụng thời điểm hiện tại, thì kho dữ liệu sẽ cung cấp thông tin để thể hiện như một chuỗi giá trị theo biến thời gian
  • Dữ liệu có tính ổn định (Nonvolatility): kho dữ liệu chỉ nhận thêm chứ không biến đổi những dữ liệu hiện tại đang có

Sự khác nhau giữa cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu

Vốn là hai khái niệm khác nhau nhưng vẫn có nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này. Dưới đây là một số sự khác biệt cơ bản giữa cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu:

Tham số Cơ sở dữ liệu Kho dữ liệu
Mục đích Để ghi và truy vấn dữ liệu Để xử lý và phân tích dữ liệu
Chức năng Hỗ trợ các hoạt động hàng ngày Hỗ trợ quyết định mang tính chiến lược
Phương pháp xử lý Cơ sở dữ liệu sử dụng Xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP) Kho dữ liệu sử dụng Xử lý phân tích trực tuyến (OLAP).
Các bảng và phép nối Có độ phức tạp cao vì chúng được chuẩn hóa (cho RDMS) để giảm dữ liệu thừa, tối ưu hóa dung lượng lưu trữ Bảng và phép nối rất dễ dàng trong kho dữ liệu vì chúng không được chuẩn hóa.
Tính chất dữ liệu Chi tiết, được cập nhật thường xuyên Có tính lịch sử và thống kê, được thêm mới chứ không cập nhật
Lưu trữ dữ liệu Phương pháp tiếp cận quan hệ phẳng, nhiều dữ liệu khác nhau được tích hợp vào một nguồn Phương pháp tiếp cận đa chiều và chuẩn hóa, nhiều nguồn dữ liệu khác nhau được tích hợp và định dạng lại
Sử dụng Thường xuyên Trong những trường hợp đặc biệt
Đơn vị công việc Giao dịch đơn giản, ngắn Các câu truy vấn phức tạp
Độ đo Thông lượng giao dịch, có thể thực hiện nhiều giao dịch cùng một lúc Thông lượng truy vấn và trả lời
Sự định hướng Định hướng ứng dụng Định hướng chủ đề
Mô hình sử dụng Mô hình quan hệ – thực thể Mô hình dữ liệu đa chiều
Loại truy vấn Những truy vấn giao dịch đơn giản được sử dụng. Những truy vấn phức tạp được áp dụng cho mục đích phân tích.
Hiệu suất truy vấn phân tích Thấp Cao

Nói tựu trung cho dễ hiểu, kho dữ liệu có kích thước lớn hơn nhiều so với cơ sở dữ liệu, thậm chí nó có thể bao gồm cả cơ sở dữ liệu trong đó, hay nói cách khác kho dữ liệu là một loại cơ sở dữ liệu khổng lồ được thiết kế để tối ưu hóa quy trình phân tích và báo cáo thích hợp cho các doanh nghiệp, theo như chia sẻ của giám đốc mona host. Cơ sở dữ liệu thường là một ứng dụng, chương trình hoặc hệ thống để chứa các thông tin trong một nguồn. Kho dữ liệu là tập hơn các nguồn, hệ thống thông tin khác nhau để sắp xếp, phân tích và xuất báo cáo theo truy vấn người dùng. Điều quan trọng cần lưu ý là kho dữ liệu có thể được lấy từ nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau (hoặc có thể không lấy).

Ứng dụng kho dữ liệu và cơ sở dữ liệu trong thực tế

Việc chọn phương thức nào bất kỳ là cơ sở dữ liệu hay kho dữ liệu để lưu trữ thông tin phụ thuộc vào nhu cầu của nhà quản lý cũng như cấu trúc của đơn vị. Cơ sở dữ liệu được sử dụng chủ yếu để ghi chép, thường thay đổi do các bản cập nhật khác nhau. Còn kho dữ liệu là một bộ sưu tập các dữ liệu hướng đối tượng khác nhau được trích xuất và tích hợp từ ​​các cơ sở dữ liệu khác nhau. Do đó, nếu bạn muốn thực hiện hoạt động cơ bản và định kỳ (hàng ngày, hàng tuần…) của doanh nghiệp thì hãy chọn cơ sở dữ liệu. Còn kho dữ liệu chỉ phù hợp khi bạn cần phân tích số liệu, từ đó định hướng và đưa ra quyết định phát triển doanh nghiệp theo hướng lâu dài.

ứng dụng database và data warehouse

Lấy ví dụ cụ thể, nếu bạn cần lưu lại tình hình buôn bán, doanh thu của cửa hàng, cơ sở dữ liệu sẽ rất phù hợp để bạn quan sát doanh thu hàng ngày. Tuy nhiên nếu bạn muốn phân tích tình hình kinh doanh của cửa hàng trong vòng một quý, nửa năm hay một năm như doanh thu, doanh số, mặt hàng nào bán chạy nhất, mặt hàng nào thường xuyên tồn kho… thì cơ sở dữ liệu sẽ là công cụ, công nghệ phù hợp trích xuất các dữ liệu được lưu trữ từ cơ sở dữ liệu để phân tích và hỗ trợ việc đưa ra quyết định của bạn. Bên cạnh đó, tùy vào quy mô kinh doanh của bạn để quyết định sử dụng phương thức nào. Một cửa hàng bán tạp hóa chỉ cần cơ sở dữ liệu là excel để lưu lại tình hình buôn bán, nhưng một chuỗi siêu thị với số lượng mặt hàng lớn và được quản lý trên nhiều ứng dụng khác nhau thì lại cần kho dữ liệu để xử lý tất cả các thông tin.

Tuy nhiên, dù chọn bất kỳ hình thức nào thì việc xây dựng một cơ sở dữ liệu hay kho dữ liệu hoàn chỉnh đều đòi hỏi doanh nghiệp khá không nhiều thì ít chi phí. Chưa kể đến việc doanh nghiệp cần đào tạo cho người dùng cuối để sử dụng thành thạo các công cụ này cũng tốn không ít chi phí phát sinh, thời gian và công sức. Tuy nhiên không thể phủ nhận những lợi ích của hai phương thức này đối với doanh nghiệp.

Hy vọng những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu nhé!