Nhiều người băn khoăn không biết Flutter có thực sự là lựa chọn tốt nhất cho phát triển ứng dụng di động hay không. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu một số kiến thức cơ bản như Flutter là gì? vai trò của Flutter trong phát triển ứng dụng di động. Hãy cùng tìm hiểu, cân nhắc và đưa ra quyết định xem có ứng dụng Flutter khi phát triển ứng dụng trên nền tảng di động của bạn không nhé.
Flutter là gì?
Flutter là gì? Flutter là một loại UI Framework mã nguồn mở dành cho di động, hoàn toàn miễn phí, được tạo bởi Google, phát hành vào năm 2017. Hiểu đơn giản, Flutter cho phép bạn tạo ứng dụng di động gốc – Native app với một codebase. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn được sử dụng một ngôn ngữ lập trình và codebase để tạo ra 2 ứng dụng khác nhau trên nền tảng iOS và Android.
Flutter gồm 2 phần quan trọng như:
- Framework (UI Library based on widgets): Flutter tập hợp UI có thể tái sử dụng (slider, text inputs, button,…), giúp bạn có thể cá nhân hóa tùy mục đích và nhu cầu riêng.
- SDK (Software Development Kit): Gồm bộ sưu tập các công cụ giúp phát triển các ứng dụng. Bao gồm cả các công cụ phiên dịch mã thành mã gốc cho iOS và Android.
Để có thể lập trình ứng dụng di động với Flutter, bạn cần sử dụng ngôn ngữ lập trình Dart, được Google tạo vào năm 2011, được cải thiện trong nhiều năm qua. Dart tập trung vào phát triển front end và có thể sử dụng nó để tạo ứng dụng web và app di động.
Ưu điểm và nhược điểm của Flutter
Để hiểu rõ hơn khái niệm Flutter là gì, hãy cùng phân tích ưu và nhược điểm của công cụ phát triển mobile app này dưới đây:
Ưu điểm:
- Bộ mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí, có cộng đồng developer cực kỳ phát triển.
- Giao diện (impressive UI) đẹp mắt: Cung cấp nhiều widget với nhiều sự lựa chọn, giao diện đẹp và sắc nét.
- Viết code ứng dụng nhanh hơn nhờ viết bằng Dart – một ngôn ngữ hướng đối tượng hỗ trợ Just In Time, hỗ trợ hot reload trong quá trình viết code. Với nó, bạn có thể cập nhật ứng dụng nhanh khi source code của bạn thay đổi mà không cần xây dựng lại bằng việc nhấn nút hot reload.
- Code 1 lần chạy được trên cả 2 nền tảng iOS và Android.
- Native Performance: Đem tới trải nghiệm native hay độ mượt của ứng dụng tốt như native app. Ngôn ngữ Dart hỗ trợ AOT, compile nhanh hơn, cải thiện performance and startup time.
- Xây dựng ứng dụng nhanh chóng hơn với chi phí thấp hơn. Viết code nhanh, chỉ 1 basecode có thể chạy trên cả 2 nền tảng. Vì vậy, tiết kiệm thời gian test, fix bugs nhanh hơn, tiết kiệm chi phí và xây dựng app hơn.
- Giao diện hiển thị như nhau trên các version của platform.
Nhược điểm:
- Thư viện và hỗ trợ hạn chế hơn so với native SDK. Cũng dễ hiểu khi Flutter SDK mới chỉ phát hành chính thức vào năm 2017 nên cộng đồng chưa được mạnh như các nền tảng native.
- Kích thước file lớn hơn. Vì Flutter SDK có kích thước 4.7 MB, trong khi đó app native Java 539 KB, app Kotlin 550KB.
Tuy nhiên, những nhược điểm này có thể liên tục được cải thiện bởi cộng đồng Flutter đang phát triển nhanh và mạnh, lại được Google rất quan tâm và chú trọng phát triển.
Tại sao giới chuyên gia khuyên dùng Flutter?
Khi đã nắm được Flutter là gì cũng như ưu nhược điểm của nó thì có thể thấy Flutter có quá nhiều ưu điểm vượt trội mang xu hướng của tương lai. Khi mà xã hội và công nghệ phát triển nhanh chóng, Flutter giúp xây dựng app nhanh hơn, tốn ít chi phí hơn và hiệu quả hơn.
Viết code nhanh hơn
Với dev, Flutter thực sự là công cụ siêu nhanh và lợi ích. Với công cụ này, người dùng có thể thay đổi code và chỉ cần lưu lại là có thể thấy ngay sự thay đổi về giao diện mà không cần khởi động lại emulator. Kỹ thuật đó còn gọi là hot reload, giúp bạn có thêm thuộc tính, fix bug, debug và trải nghiệm app nhanh hơn sau chỉ vài mili giây.
Hot reload thực sự trở nên hữu dụng cho mobile dev và giúp cho việc thiết kế, test nhanh, tiết kiệm thời gian, thực hiện trực tiếp ngay trên UI.
Một lần code cho cả 2 nền tảng
Đây cũng là ưu điểm nổi bật đã được nhắc đến bến trên. Với Flutter, lập trình viên chỉ cần code một lần là có thể để app chạy trên cả 2 nền tảng iOS và Android. Công cụ này không phụ thuộc vào bất kỳ nền tảng nào, vì nó được thiết kế riêng, kết quả là bạn sẽ có app tương tự cho cả 2 nền tảng.
Tiết kiệm thời gian test
Do có 2 app giống nhau trên cả 2 nền tảng, điều này đồng nghĩa với việc sẽ không tốn quá nhiều thời gian để test. Chỉ cần code một lần, dev cũng chỉ cần test một lần và sử dụng thôi, siêu tiết kiệm thời gian.
Xây dựng ứng dụng nhanh chóng
Với Flutter, phần mềm được xây dựng nhanh chóng, ứng dụng nhanh và mượt mà hơn. Căn bản bởi công cụ này không phải xử lý quá nhiều khi cuộn trang.
UI giống nhau trên những thiết bị phiên bản cũ hơn
Vì code 1 lần dùng 2 nền tảng nên giao diện của app trên các nền tảng đều có sự giống nhau. Sẽ không có bất kỳ mức phí nào cho việc hỗ trợ thiết bị cả.
Có nên học Flutter không?
Dù mới, nhưng Flutter vẫn trở thành lựa chọn của nhiều người trong phát triển ứng dụng di động cũng như để học phát triển sự nghiệp của mình. Nếu bạn hỏi có nên học Flutter hay không, câu trả lời sẽ là CÓ! Bởi:
- Flutter siêu dễ học và dễ dùng: Với một Framework hiện đại, mã nguồn mở miễn phí. Lại có thể dễ dàng để tạo nên một ứng dụng di động đơn giản. CEO tại Groove Technology chia sẻ khi sử dụng Java, React Native rồi bạn sẽ thấy, Flutter giúp bạn “dễ thở” hơn rất nhiều. Với Flutter, bạn sẽ tạo ra một ứng dụng gốc mà thực sự không cần code quá nhiều đâu.
- Biên dịch nhanh, tăng năng suất tối đa: Nhờ có Flutter, bạn có thể đổi code của mình và xem kết quả trong thời gian thực. Chỉ mất thời gian ngắn sau khi lưu để cập nhật ứng dụng. Sửa đổi thì tất nhiên vẫn phải load lại ứng dụng, nhưng sẽ nhanh hơn khá nhiều đó.
- Hiện thực hóa ý tưởng cho các startup nhanh chóng: Nếu bạn muốn có sản phẩm nhanh, Flutter sẽ là lựa chọn tuyệt hảo. Bạn có thể dùng công cụ này để phát triển ứng dụng di động rẻ hơn, lập trình tạo sản phẩm hoàn thiện hơn, hiệu suất cao hơn và đẹp hơn.
- Kho tài liệu tốt: Bạn có thể học được nhiều từ tài liệu Flutter, mọi thứ đều khá chi tiết và dễ hiểu.
- Cộng đồng ngày một mạnh mẽ: Trên mình cũng có nói rồi, Flutter dù mới những với những ưu điểm vượt trội của nó, nhiều chuyên gia xũng hướng sang, mổ xẻ và phát triển nó.
- Hỗ trợ được cả ở Android Studio, VS code: Flutter có sẵn trên nhiều IDE khác nhau. Với hai trình soạn thảo chính để phát triển đó là VS code và Android Studio.
- Tốt cho một freelancer: Nếu bạn muốn bắt đầu làm một freelancer thì hãy hiểu được Flutter là gì và sử dụng Flutter để công việc suôn sẻ, mượt mà và hiệu quả tốt hơn.
Hi vọng với những thông tin bài viết trên của chúng tôi đã chia sẻ, bạn sẽ hiểu hơn về Flutter là gì cũng như vai trò của nó trong phát triển app mobile và đưa ra quyết định có nên sử dụng Flutter trong phát triển ứng dụng di động hay theo học công cụ này không. Tìm hiểu thêm các thông tin về đời sống số, kiến thức lập trình tại Tạp chí công nghệ Coding Guru – cộng đồng học lập trình trực tuyến dành cho mọi người, từ người mới bắt đầu đến các lập trình viên có kinh nghiệm.